Mu88 Casino: Trang Chủ

Cổng thông tin điện tử Mu88 Casino

Mu88 Casino

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chăm sóc sức khỏe sinh sản trong gia đình - Cần chú ý phòng Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung (CTC) là một trong những bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ,  đặc biệt là trong độ tuổi 30 trở lên. Theo số liệu của Bệnh viện K, tỷ lệ mắc mới ung thư CTC ở Việt Nam năm 2020 là 6,6/100.000 phụ nữ, chiếm 2,3 % tỷ lệ ung thư chung. Tỷ lệ tử vong là 3,4/100.000 người. Đa số người bệnh đến khám tại Bệnh viện K khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Những con số trên như hồi chuông cảnh báo để chị em phụ nữ và các thành viên trong gia đình quan tâm hơn đến sức khỏe sinh sản ngay từ sớm. 

Mu88 Casino

Tập huấn Dự phòng và sàng lọc ung thư cổ tử cung cho cán bộ y tế tuyến huyện.

 

Bác sỹ Lý Thị Hồng Hải, Phó trưởng Khoa Sức khỏe sinh sản thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cho biết:  Nhiễm HPV là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư CTC, 90-100% ung thư CTC có HPV dương tính. Mặc dù có tới hơn 200 týp HPV khác nhau, nhưng chỉ khoảng 40 týp lây nhiễm ở đường sinh dục và ít nhất 15 týp liên quan đến ung thư. Do nhận thấy mối liên quan rõ rệt giữa nhiễm HPV và nguy cơ mắc bệnh ung thư nên có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và đã tìm ra vắc xin chống HPV làm giảm sự nhiễm HPV liên tục cũng như giảm các tổn thương loạn sản. Ung thư CTC còn do các yếu tố nguy cơ khác như: Hành vi tình dục (phụ nữ sinh hoạt tình dục sớm, nhiều bạn tình), nhiễm trùng, nhiễm Herpes virus, tác động của tinh dịch, trạng thái suy giảm miễn dịch, hút thuốc lá, dinh dưỡng không lành mạnh… 

Ở giai đoạn sớm của bệnh,  tổn thương loạn sản hoặc ung thư tại chỗ thường không thấy dấu hiệu gì hoặc chỉ phát hiện vết loét nông khi soi cổ tử cung. Dấu hiệu lâm sàng có thể là có khí hư đơn thuần hoặc lẫn máu ở âm đạo. Đa số các trường hợp bệnh nhân xuất hiện ra  máu âm đạo tự nhiên ngoài chu kỳ kinh hoặc sau sinh hoạt tình dục. Ung thư CTC giai đoạn đầu thường không có hình ảnh đặc biệt, thường không phát hiện bằng mắt thường. 

Khi bệnh tiến triển: thường có các hình thái đại thể khác nhau, các bác sỹ sản khoa sẽ đánh giá các tổn thương tại cổ tử cung trên lâm sàng qua khám CTC bằng mỏ vịt. Để khám tầm soát ung thư CTC, các bác sỹ sẽ thực hiện các bước khám lâm sàng, siêu âm, soi CTC. Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) được áp dụng để đánh giá tổn thương ngoài CTC và có phác đồ điều trị thích hợp. Khi thăm khám lâm sàng, nếu có dấu hiệu nghi ngờ thì bác sỹ tiến hành xét nghiệm tế bào, nếu kết quả tế bào nghi ngờ, sẽ cần sinh thiết vùng tổn thương để có chẩn đoán xác định về giải phẫu bệnh. Các kết quả thu được từ sinh thiết CTC  là quan trọng trong việc chẩn đoán và quyết định điều trị.

Theo các chuyên gia y tế, phụ nữ nên tầm soát ung thư CTC theo các mốc như sau: Phụ nữ từ 21- 24 tuổi: nên làm xét nghiệm Pap Smear hoặc Thin Prep 3 năm/lần. Phụ nữ từ 25- 65 tuổi: nên thực hiện đồng thời xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV 3 năm /lần. Phụ nữ trên 65 tuổi: Nếu không có bất thường ở tế bào CTC, thực hiện xét nghiệm Pap và HPV đều có kết quả âm tính trong vòng 10 năm thì có thể ngừng tầm soát ung thư. Tuy nhiên, nếu kết quả không bình thường hoặc  không được sàng lọc thường xuyên thì nên tiếp tục sàng lọc sau 65 tuổi.

Để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, các chuyên gia y tế khuyến cáo: Nữ giới sau khi bước sang tuổi 18 nên tập cho mình thói quen đi kiểm tra sức khỏe mỗi năm từ 1-2 lần để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh. Cần vệ sinh đồ lót đúng cách, sau khi thay đồ lót cần giặt sạch bằng xà phòng tiệt khuẩn để loại bỏ vi khuẩn triệt để, không được giặt chung đồ lót cùng với những loại áo quần khác. Sau khi đã làm sạch, nên phơi khô dưới ánh nắng mặt trời và nên thay đồ lót mới sau 3 tháng sử dụng. Cần có thói quen vận động, thư giãn cơ thể sau mỗi giờ làm việc bằng cách đi lại vì  ngồi lâu trong một thời gian dài có thể gây tắc nghẽn vùng chậu, làm suy yếu quá trình lưu thông máu ở ruột thừa và CTC, gây ra các bệnh phụ khoa như phì đại CTC, viêm CTC, ung thư CTC… Nên tiêm vắc-xin phòng ngừa vi rút HPV càng sớm càng tốt, để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh đường sinh sản.

 

Minh Anh – TT KSBT